Launchpad Help > Translations > Vietnamese > Spelling
Quy ước bỏ dấu tiếng Việt
Chỉ dùng cách bỏ dấu kiểu cũ hay còn gọi là kiểu mỹ thuật. Vì kiểu bỏ dấu này trông đẹp mắt, cân đối hài hòa, được báo chí và sách ở Việt Nam sử dụng. Đặc biệt, các sách giáo khoa từ mẫu giáo cho tới đại học cũng đều theo chuẩn này.
Ví dụ:
Đúng |
Sai |
hòa |
hoà |
hủy |
huỷ |
Mẹo bỏ dấu đúng và nhanh
Trước tiên chúng ta tách từ thành 3 phần:
- Phụ âm (nếu có) (1)
- Các nguyên âm (2)
- Phụ âm cuối (nếu có) (3)
Trong ba phần này, chỉ có phần (2) là bắt buộc phải có. Ví dụ:
- trường = tr + ườ + ng (1+2+3)
- gìn = gi + ì + n (1+2+3)
- ẩn = ẩ + n (2+3)
- quả = qu + ả (1+2)
Ta chỉ bỏ dấu trên các nguyên âm:
Bỏ dấu trên nguyên âm cuối cùng nếu tồn tại phụ âm cuối (trường, tiết, diễn thuyết...).
Bỏ dấu trên nguyên âm kế cuối nếu không có phụ âm cuối (tàu hỏa, hòa hảo, hiếu, hủy...).
Hai ngoại lệ: "uơ", "uê" (thuở ấy, hoa huệ, xuề xòa...).
Lưu ý: "qu" và "gi" là tổ hợp phụ âm (quý, giạ, giữ gìn...)
Quy tắc thông thường
I hay Y
Trừ tên riêng và những cách dùng quá hiển nhiên mà không ai có thể viết sai được (khuyên, tiến, yêu, yến, hủy, cúi...), cách dùng hai chữ i-ngắn và y-dài như sau.
- Dùng y-dài cho từ Hán-Việt với âm này đứng riêng lẻ. Ví dụ: ý kiến, lương y...
- Dùng i-ngắn cho từ thuần Việt với âm này đứng riêng lẻ. Ví dụ: ỉ eo, ý ới...
- Dùng i-ngắn với các từ không có kết thúc là phụ âm. Ví dụ: bí ẩn, di chuyển, hi vọng, ki bo, phân li, bánh mì, năn nỉ, số pi, rù rì, si mê, ti tiện, vi vu, xì khói...
Dấu hỏi hay Dấu ngã
Từ láy hoặc có dạng láy: Một mẹo rất đơn giản để ghi nhớ!
Không - sắc - hỏi
Huyền - ngã - nặnga) Hễ một tiếng không có dấu (dấu ngang) hoặc mang dấu sắc thì tiếng kia sẽ mang dấu hỏi:
Ví dụ: lửng lơ, thơ thẩn, sang sảng; lở lói, ngả ngớn, vắng vẻ; diêm dúa, nghe ngóng, mang máng...b) Hễ một tiếng mang dấu huyền hoặc dấu nặng thì tiếng kia phải mang dấu ngã:
Ví dụ: ầm ĩ, lờ lững, vòi vĩnh; kĩu kịt, nũng nịu, nhão nhoẹt; mờ mịt, vàng vọt, lặng lờ...Từ Hán Việt:
a) Dùng dấu ngã khi phụ âm đầu là D-, L-, M-, N-, V-.
Ví dụ: dã, dẫn, dĩ, diễm; lãm, lãn, lãng, lãnh; mã, mãi, mãn, mãng; nã, não, ngã, ngãi, nhẫn, nhĩ; vãn, vãng, vẫn, vĩ...b) Dùng dấu hỏi cho các trường hợp còn lại.
LƯU Ý: Phần này chỉ ghi vài quy tắc sơ lược nhằm giảm thiểu việc viết sai chính tả. Nếu muốn trở thành chuyên gia không bao giờ viết sai hỏi-ngã, xin vui lòng đọc các bài viết đầy đủ tại 1 và 2
Dấu câu
Trong TCVN 6909:2001, phần 5.1.6 đã quy định 15 dấu câu trong tiếng Việt như sau:
SP ! ( ) , . : ; ? [ ] { } “ ”
- Không dùng khoảng trắng trước các dấu câu mà chỉ dùng ở đằng sau, ngoại trừ 4 dấu ( [ { “ thì ngược lại.
- Giữa hai dấu câu không có khoảng trắng, trừ khi chúng thuộc hai câu khác nhau. Luật này được ưu tiên hơn luật trên.
Có 5 loại dấu ngoặc. Hãy cố gắng dùng loại 6, vì đó mới là loại chuẩn trong tiếng Việt. Chỉ khi nào gặp khó khăn trong việc gõ, thì mới hẵng dùng loại 3.
Dấu ngăn cách phần thập phân và phần đơn vị
- Dấu thập phân: bắt buộc là dấu phẩy. Ví dụ:
Chuỗi gốc: "50.5 KB/s" Dịch sai: "50.5 KB/giây" Dịch đúng: "50,5 KB/giây"
Dấu đơn vị số: đối với các số từ hàng nghìn trở lên (trừ số của năm lịch), có hai lựa chọn là dùng dấu chấm hoặc khoảng trắng dính để chia từng nhóm ba số ở hai bên dấu thập phân. Ví dụ:
Viết 1.000 hoặc 1 000, không viết 1000;
Viết 15.693 hoặc 15 693, không viết 15693;
Viết 987.654.321 hoặc 987 654 321, không viết 987654321;
Viết 12.345,67 hoặc 12 345,67, không viết 12345,67 hoặc 12345.67;
Viết 10.234,567.89 hoặc 10 234,567 89, không viết 10.234,56789 hay 10 234,56789;...