Diff for "Translations/Vietnamese"

Not logged in - Log In / Register

Differences between revisions 20 and 21
Revision 20 as of 2009-06-15 10:56:21
Size: 10891
Editor: 115
Comment:
Revision 21 as of 2009-06-15 10:57:18
Size: 10860
Editor: 115
Comment:
Deletions are marked like this. Additions are marked like this.
Line 42: Line 42:
Trong ba phần này, chỉ có phần (2) là bắt buộc phải có. Ví dụ, ('''chú ý "qu" và "gi"'''): Trong ba phần này, chỉ có phần (2) là bắt buộc phải có. Ví dụ:

Hướng dẫn này được viết ra chỉ với một nguyện vọng duy nhất:
giúp bạn làm việc nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả.

Do đó, vì lợi ích của chính mình, mời bạn đọc kĩ trước khi bắt đầu dịch! Và tất nhiên, nếu có thể, mời bạn cùng giúp chúng tôi cải tiến trang wiki hướng dẫn này :)


Đang được quan tâm!

Nhằm đẩy mạnh phong trào phát triển và ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM) bằng tiếng Việt, Văn phòng Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (VPCNTT) đã quyết định hỗ trợ một khoản kinh phí cho Cộng đồng PMTDNM tại Việt Nam!

Vừa được góp sức cho những dự án PMTDNM mà mình yêu thích, vừa có thể được nhận một khoản thù lao bỏ túi, thì còn gì thú vị hơn? :)

Xin mời xem thêm thông tin tại trang chủ dự án MOST: http://du-an-most.hanoilug.org/MostWiki


Vấn đề trùng bản dịch

Ubuntu luôn ưu tiên cho các bản dịch từ các dự án gốc (upstream/mainstream). Ví dụ, trên Launchpad đang cho dịch gói "firefox-3.0". Tuy nhiên, hiện tại trên hệ thống của Mozilla (dự án gốc của Firefox) cũng đã có phiên bản Firefox tiếng Việt. Do đó, khi chính thức phát hành, Canonical sẽ sử dụng bản dịch từ Mozilla chứ không sử dụng bản dịch trên Launchpad!

Vì vậy, để tránh lãng phí công sức của chính bạn, khi bắt đầu dịch một gói phần mềm trên Launchpad, bạn hãy để ý xem nó đã có bản dịch mainstream hay chưa. Và hãy luôn cố gắng liên hệ tham gia vào các dự án mainstream trước, vì không chỉ Ubuntu mà các bản phân phối/dự án khác cũng sẽ được lợi từ việc dịch mainstream của bạn.

QUAN TRỌNG: Danh sách dưới đây cho biết gói nào trên Launchpad thuộc về dự án upstream nào.
http://l10n.ubuntu.tla.ro/jaunty-l10n-status/lang.html?ro

Quy ước bỏ dấu tiếng Việt

Chỉ dùng cách bỏ dấu kiểu cũ hay còn gọi là kiểu mỹ thuật. Vì kiểu bỏ dấu này trông đẹp mắt, cân đối hài hòa, được báo chí và sách ở Việt Nam sử dụng. Đặc biệt, các sách giáo khoa từ mẫu giáo cho tới đại học cũng đều theo chuẩn này.

Ví dụ:

Đúng

Sai

hòa

hoà

hủy

huỷ

Mẹo bỏ dấu đúng và nhanh

Trước tiên chúng ta tách từ thành 3 phần:

  • Phụ âm (nếu có) (1)
  • Các nguyên âm (2)
  • Phụ âm cuối (nếu có) (3)

Trong ba phần này, chỉ có phần (2) là bắt buộc phải có. Ví dụ:

  • trường = tr + ườ + ng (1+2+3)
  • gìn = gi + ì + n (1+2+3)
  • ẩn = ẩ + n (2+3)
  • quả = qu + ả (1+2)

Ta chỉ bỏ dấu trên các nguyên âm:

  • Bỏ dấu trên nguyên âm cuối cùng nếu tồn tại phụ âm cuối (trường, tiết, diễn thuyết...).

  • Bỏ dấu trên nguyên âm kế cuối nếu không có phụ âm cuối (tàu hỏa, hòa hảo, hiếu, hủy...).

  • Hai ngoại lệ: "uơ", "uê" (thuở ấy, hoa huệ, xuề xòa...).

  • Lưu ý: "qu" và "gi" là tổ hợp phụ âm (quý, giạ, giữ gìn...)

Thuật ngữ

Chúng tôi khuyến khích bạn tham khảo/đóng góp thuật ngữ trên Wiktionary, vì:

  • Đây là một trang web lớn và nổi tiếng toàn cầu, có khả năng tồn tại lâu dài, dữ liệu cũng được lưu trữ an toàn hơn. (Khác với tình trạng chúng ta tự tạo trang web riêng: có thể bị hack mất tên miền, hết kinh phí duy trì...)
  • Nhiều người Việt ở khắp nơi trên thế giới cũng thường xuyên đóng góp bài viết trên trang này. Do đó, thông qua việc tham khảo và sử dụng Wiktionary, không những chúng ta tận dụng được công sức của họ, mà còn giúp đỡ lại rất nhiều người khác!
  • Và nhiều ưu điểm khác, có thể đọc thêm tại đây)

Quy tắc thông thường

I hay Y

Trừ tên riêng và những cách dùng quá hiển nhiên mà không ai có thể viết sai được (khuyên, tiến, yêu, yến, hủy, cúi...), cách dùng hai chữ i-ngắn và y-dài như sau.

  • Dùng y-dài cho từ Hán-Việt với âm này đứng riêng lẻ. Ví dụ: ý kiến, lương y...
  • Dùng i-ngắn cho từ thuần Việt với âm này đứng riêng lẻ. Ví dụ: ỉ eo, ý ới...
  • Dùng i-ngắn với các từ không có kết thúc là phụ âm. Ví dụ: bí ẩn, di chuyển, hi vọng, ki bo, phân li, bánh mì, năn nỉ, số pi, rù rì, si mê, ti tiện, vi vu, xì khói...

Dấu hỏi hay Dấu ngã

  • 1. Từ láy hoặc có dạng láy: Một mẹo rất đơn giản để ghi nhớ!

Không - sắc - hỏi
Huyền - ngã - nặng

a) Hễ một tiếng không có dấu (dấu ngang) hoặc mang dấu sắc thì tiếng kia sẽ mang dấu hỏi:
Ví dụ: lửng lơ, thơ thẩn, sang sảng; lở lói, ngả ngớn, vắng vẻ; diêm dúa, nghe ngóng, mang máng...

b) Hễ một tiếng mang dấu huyền hoặc dấu nặng thì tiếng kia phải mang dấu ngã:
Ví dụ: ầm ĩ, lờ lững, vòi vĩnh; kĩu kịt, nũng nịu, nhão nhoẹt; mờ mịt, vàng vọt, lặng lờ...

  • 2. Từ Hán-Việt:

a) Dùng dấu ngã khi phụ âm đầu là D-, L-, M-, N-, V-.
Ví dụ: dã, dẫn, dĩ, diễm; lãm, lãn, lãng, lãnh; mã, mãi, mãn, mãng; nã, não, ngã, ngãi, nhẫn, nhĩ; vãn, vãng, vẫn, vĩ...

b) Dùng hỏi cho các trường hợp còn lại.

LƯU Ý: Phần này chỉ ghi vài quy tắc sơ lược nhằm giảm thiểu việc viết sai chính tả. Nếu muốn trở thành người không bao giờ viết sai hỏi-ngã, xin vui lòng đọc các bài viết đầy đủ tại 12

Dấu câu

Các dấu câu trong tiếng Việt: http://ngonngu.net/index.php?p=90

5 loại dấu ngoặc, hãy cố gắng dùng loại 6. Nếu không, bạn có thể dùng loại 3, vì các máy tính tại Việt Nam đều dùng bàn phím US - vốn đã có sẵn phím để gõ loại dấu này.

Dấu ngăn cách phần thập phân và phần đơn vị

  • Dấu thập phân: bắt buộc là dấu phẩy. Ví dụ:
    •   Chuỗi gốc: "50.5 KB/s"
        Dịch sai: "50.5 KB/giây"
        Dịch đúng: "50,5 KB/giây"
  • Dấu đơn vị số: đối với các số từ hàng nghìn trở lên (trừ số của năm lịch), có hai lựa chọn là dùng dấu chấm hoặc khoảng trắng dính để chia từng nhóm ba sốhai bên dấu thập phân. Ví dụ:

    • Viết 1.000 hoặc 1 000, không viết 1000;

    • Viết 15.693 hoặc 15 693, không viết 15693;

    • Viết 987.654.321 hoặc 987 654 321, không viết 987654321;

    • Viết 12.345,67 hoặc 12 345,67, không viết 12345,67 hoặc 12345.67;

    • Viết 10.234,567.89 hoặc 10 234,567 89, không viết 10.234,56789 hay 10 234,56789;...

Quy tắc dịch phần mềm

Dạng số nhiều

Tiếng Việt không phân biệt dạng số nhiều (PluralRule=0). Tuy nhiên, để đồng bộ với các bản dịch từ trước đến nay, chúng ta vẫn sẽ dịch theo dạng số nhiều của tiếng Anh.

  • Ví dụ 1:

Chuỗi gốc:
#1 minute;#2 minutes

Dịch:
#1 phút;#2 phút
  • Ví dụ 2:

Chuỗi gốc:
msgstr[0] %d hour
msgstr[1] %d hours

Dịch:
msgstr[0] %d giờ
msgstr[1] %d giờ

Phím tắt

Thông thường, các dấu gạch dưới ("_Tập tin"), dấu và ("Chỉnh &sửa") hoặc dấu ngã ("~Công cụ") được dùng để xác định phím tắt cho một từ.

  • Đừng xóa các dấu đó.
  • Chú ý tránh làm cho các danh mục bị trùng phím tắt. Nếu trên một trình đơn, nhiều mục cùng dùng 1 phím tắt thì bạn sẽ phải ấn nhiều lần mới chọn được mục mà mình muốn.
  • Tốt nhất là bạn nên sử dụng thử phần mềm đó, ghi ra danh sách các phím tắt có thể dùng cho bản tiếng Việt rồi hẵng bắt đầu dịch.
  • Lưu ý: Chỉ chọn phím tắt là các kí tự ASCII, do máy tính tại Việt Nam dùng bàn phím US.

Tên thư mục hoặc tên tập tin mặc định

Không nên dịch những chuỗi này, hoặc nếu dịch thì hãy dùng tiếng Việt không dấu.

  • Ví dụ 1:

Chuỗi gốc: "Desktop Background.bmp"
Dịch sai: "Hình nền Mặt bàn.bmp"
Dịch đúng: "Hinh nen Desktop.bmp"
  • Ví dụ 2:

Chuỗi gốc: "Desktop" (thư mục mặc định để chứa các tập tin tải xuống)
Dịch sai: "Mặt bàn"
Dịch đúng: "Desktop"

Liên kết khác

Dự án khác

Đây là danh sách các dự án upstream:

Launchpad Help > Translations > Vietnamese

Translations/Vietnamese (last edited 2009-06-16 10:23:53 by 115)